Xử Lý Va Chạm Trong Game Với Pygame#
Va chạm là một phần quan trọng trong lập trình game. Việc xử lý được các va chạm sẽ giúp xử lý tốt những hoạt động khác trong game. Trong bài hướng dẫn này, các bạn sẽ tìm hiểu cách xử lý những va chạm đơn giản.
Va chạm giữa hai hình chữ nhật#
Như các bạn đã biết thì một hình chữ nhật có thể được biểu diễn bằng 4 thông số: (x, y, width, height) tương ứng với hoành độ, tung độ, chiều rộng và chiều cao. Tuy nhiên, còn cách khác để biểu diễn hình chữ nhật đó là biểu diễn qua toạ độ của 2 điểm.
Cụ thể là (x1, y1, x2, y2) với:
- x1 là hoành độ điểm trên cùng bên trái.
- y1 là tung độ điểm trên cùng bên trái.
- x2 là hoành độ điểm dưới cùng bên phải.
- y2 là tung độ điểm dưới cùng bên phải.
Từ cách biểu diễn (x, y, width, height) có thể chuyển sang cách biểu diễn (x1, y1, x2, y2) như sau:
- x1 = x
- y1 = y
- x2 = x + width
- y2 = y + height
Giả sử chúng ta có 2 hình chữ nhật là rect1 và rect2 đều được biểu diễn theo các thông số (x1, y1, x2, y2). Hai hình chữ nhật chạm nhau khi thoả mãn tất cả các điều kiện sau:
- x1 của rect1 bé hơn x2 của rect2.
- x1 của rect2 bé hơn x2 của rect1.
- y1 của rect1 bé hơn y2 của rect2.
- y1 của rect2 bé hơn y2 của rect1.
Vì thế, chúng ta có thể viết một hàm để kiểm tra sự va chạm giữa hai hình chữ nhật như sau:
def rectCollision(rect1, rect2):
if rect1[0] <= rect2[0]+rect2[2] and rect2[0] <= rect1[0]+rect1[2] and rect1[1] <= rect2[1]+rect2[3] and rect2[1] <= rect1[1]+rect1[3]:
return True
return False
Các bạn lưu ý là rect1
và rect2
được biểu diễn theo (x, y, width, height). Vì thế, trong lệnh if
cần phải đổi các thông số sang dạng (x1, y1, x2, y2) rồi xét các điều kiện như trên. Các bạn có thể test thử hàm này nhe.
Đoạn code sau đây thể hiện trực quan hơn.
import pygame, sys
from pygame.locals import *
pygame.init()
FPS = 60
fpsClock = pygame.time.Clock()
DISPLAYSURF = pygame.display.set_mode((400, 400))
def rectCollision(rect1, rect2):
if rect1[0] <= rect2[0]+rect2[2] and rect2[0] <= rect1[0]+rect1[2] and rect1[1] <= rect2[1]+rect2[3] and rect2[1] <= rect1[1]+rect1[3]:
return True
return False
rect1 = [0, 0, 80, 50] # Hình chữ nhật di chuyển
rect2 = [150, 150, 90, 60] # Hình chữ nhật đứng yên
while True:
for event in pygame.event.get():
if event.type == pygame.QUIT:
pygame.quit()
sys.exit()
DISPLAYSURF.fill((0, 0, 0))
rect1[0], rect1[1] = pygame.mouse.get_pos() # Lấy vị trí của chuột
pygame.draw.rect(DISPLAYSURF, (255, 255, 0), rect2)
if rectCollision(rect1, rect2) == True:
pygame.draw.rect(DISPLAYSURF, (255, 0, 0), rect1)
else:
pygame.draw.rect(DISPLAYSURF, (0, 255, 0), rect1)
pygame.display.update()
fpsClock.tick(FPS)
Va chạm giữa hai hình tròn#
Muốn có một hình tròn thì cần xác định tâm và bán kính. Vì vậy, một hình tròn gồm các thông số sau: center, radius
Trong đó:
- center là toạ độ tâm hình tròn, center có dạng (x, y) với x là hoành độ, y là tung độ.
- radius là bán kính hình tròn.
Hai hình tròn chạm nhau khi khoảng cách giữa hai tâm bé hơn tổng hai bán kính.
Vì vậy, chúng ta có được hàm kiểm tra sự va chạm giữa hai hình tròn như sau:
def circleCollision(center1, radius1, center2, radius2):
d = math.sqrt((center1[0]-center2[0])**2 + (center1[1]-center2[1])**2) # Khoảng cách hai tâm
if d <= radius1 + radius2:
return True
return False
Trong đoạn code trên: center1
là tâm hình tròn thứ nhất, radius1
là bán kính hình tròn thứ nhất, center2
là tâm hình tròn thứ hai, radius2
là bán kính hình tròn thứ hai.
Đoạn code dưới đây mô phỏng trực quan hơn:
import pygame, sys, math
from pygame.locals import *
pygame.init()
FPS = 60
fpsClock = pygame.time.Clock()
DISPLAYSURF = pygame.display.set_mode((400, 400))
def circleCollision(center1, radius1, center2, radius2):
d = math.sqrt((center1[0]-center2[0])**2 + (center1[1]-center2[1])**2) # Khoảng cách hai tâm
if d <= radius1 + radius2:
return True
return False
center1 = [0, 0] # Tâm hình tròn di chuyển
radius1 = 20 # Bán kính hình tròn di chuyển
center2 = [200, 200] # Tâm hình tròn đứng yên
radius2 = 30 # Bán kính hình tròn đứng yên
while True:
for event in pygame.event.get():
if event.type == pygame.QUIT:
pygame.quit()
sys.exit()
DISPLAYSURF.fill((0, 0, 0))
center1[0], center1[1] = pygame.mouse.get_pos() # Lấy vị trí của chuột
pygame.draw.circle(DISPLAYSURF, (255, 255, 0), center2, radius2)
if circleCollision(center1, radius1, center2, radius2) == True:
pygame.draw.circle(DISPLAYSURF, (255, 0, 0), center1, radius1)
else:
pygame.draw.circle(DISPLAYSURF, (0, 255, 0), center1, radius1)
pygame.display.update()
fpsClock.tick(FPS)
Sử dụng va chạm giữ 2 hình chữ nhật và va chạm giữa 2 hình tròn#
Hai loại va chạm trên được dùng cho các đối tượng có hình dáng tương tự hình chữ nhật (hoặc hình tròn). Các bạn xem những ví dụ bên dưới.
Tuy nhiên, do hình dạng của các đối tượng không thể chính xác với hình chữ nhật (hoặc hình tròn) nên nhiều trường hợp hàm kiểm tra va chạm hoạt động sai so với thực tế. Các bạn xem ví dụ bên dưới: trong thực tế, chim vẫn chưa chạm vào cột nhưng hàm kiểm tra va chạm vẫn trả về kết quả True
.
Để khắc phục điều này thì chúng ta hãy tìm hiểu phần tiếp theo.
Va chạm giữa hai hình bất kì#
Giả sử mình có hai hình như thế này và muốn xét sự va chạm của 2 hình đó:
Có thể thấy rằng, việc sử dụng va chạm giữa hai hình chữ nhật hay va chạm giữa hai hình tròn đều không hiệu quả. Vì thế, mình có một cách khác để thực hiện việc này. Các bạn xem đoạn code bên dưới nhé!
import pygame, sys
from pygame.locals import *
pygame.init()
FPS = 60
fpsClock = pygame.time.Clock()
DISPLAYSURF = pygame.display.set_mode((400, 400))
def collision(surface1, pos1, surface2, pos2):
mask1 = pygame.mask.from_surface(surface1)
mask2 = pygame.mask.from_surface(surface2)
x = pos2[0] - pos1[0]
y = pos2[1] - pos1[1]
if mask1.overlap(mask2, (x, y)) != None:
return True
return False
star1 = pygame.image.load('star1.png') # Sao di chuyển
star1_pos = [0, 0] # Vị trí sao di chuyển
star2 = pygame.image.load('star2.png') # Sao đứng yên
star2_pos = [50, 50] # Vị trí sao đứng yên
while True:
for event in pygame.event.get():
if event.type == pygame.QUIT:
pygame.quit()
sys.exit()
DISPLAYSURF.fill((0, 0, 0))
star1_pos = pygame.mouse.get_pos() # Lấy vị trí của chuột
DISPLAYSURF.blit(star2, star2_pos)
DISPLAYSURF.blit(star1, star1_pos)
if collision(star1, star1_pos, star2, star2_pos) == True:
pygame.draw.rect(DISPLAYSURF, (255, 0, 0), (50, 350, 300, 40))
pygame.display.update()
fpsClock.tick(FPS)
Bây giờ hãy tìm hiểu hàm collision(surface1,pos1,surface2,pos2)
đây chính là hàm để kiểm tra va chạm. Trong đó tham số pos1
có dạng (x, y) là vị trí của surface1
, pos2
cũng tương tự.
Hai dòng dưới đây để tạo 2 mask từ 2 suface:
Các mask ở đây là những pixel không trong suốt của các surface. Các bạn có thể đọc thêm về mask tại đây.
Hai dòng dưới đây để xác định vị trí của surface2
so với surface1
.
Dòng if
dưới đây dùng để kiểm tra sự va chạm.
Hàm overlap()
trả về pixel trùng đầu tiên của mask1 và mask2, nếu không có pixel trùng thì trả về None
.
Kết#
Vậy là chúng ta đã kết thúc bài hướng dẫn tại đây. Hy vọng bài hướng dẫn sẽ giúp các bạn xử lý được một số loại va chạm đơn giản. Tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại ở những bài hướng dẫn tiếp theo.
Phần này mình không để code, các bạn tự tìm hiểu và làm theo hướng dẫn nhé.
- https://codelearn.io/sharing/xu-ly-va-cham-trong-game-voi-pygame